ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Business Edu #01: Đào tạo kinh doanh tại Việt Nam

15/08/2022 | Đăng bởi: BizPub.vn

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống với lịch sử chống ngoại xâm hào hùng. Tuy nhiên, sự phát triển của chúng ta bị gián đoạn bởi những biến cố lịch sử, trong đó, tác động lớn nhất có lẽ là giai đoạn thuộc địa phương Bắc và phương Tây. Điều đó tạo nên một Việt Nam với Văn hóa rất riêng cùng một nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh. 
Thực tế, nền kinh tế thị trường Việt Nam mặc dù đã mở cửa hơn 36 năm nhưng do cách chăm sóc và cưng chiều của bố mẹ nên mới như một đứa trẻ thấp bé học trường làng, chưa thể cạnh tranh đấu đá được với những quốc gia tiến bộ. 
Để thay đổi tầm vóc nền kinh tế Việt Nam, ngoài những yếu tố về thể chế chính trị, các chính sách của nhà nước thúc đẩy. Phần quan trọng nhất là nội lực từ bên trong mỗi doanh nhân, mỗi người làm kinh doanh. Doanh nghiệp hùng mạnh, sẽ tạo nên một quốc gia hùng mạnh. Nội lực này ngoài yếu tố về tinh thần dám mạo hiểm, dám thất bại mà điều đó đã có trong gen bất cứ người Việt Nam nào; thì một yếu tố quan trọng cốt yếu làm nên sự khác biệt về trình độ của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài là khả năng quản lý. 
Dám làm kinh doanh có thể do ý chí quyết định, nhưng làm như nào cho khôn ngoan, làm như nào cho hiệu quả thì được quyết định bởi năng lực của nhà quản lý. Năng lực này có thể củng cố được thông qua con đường tự học với những người thầy là thị trường: học từ khách hàng, học từ đối thủ, học từ nhà cung cấp, học từ đồng nghiệp…và những người đồng hành: cố vấn, huấn luyện, nhà trường, cộng đồng. Với mỗi doanh nhân, lựa chọn con đường kinh doanh là lựa chọn một lối đi riêng, nhiều lúc đi một mình cùng niềm tin lớn, do vậy nếu có niềm tin vào sự học thì họ cũng sẽ chẳng ngại gì tự đi một mình trên con đường học tập. Do vậy, đào tạo cho người làm kinh doanh chính là tạo cho họ “niềm tin” vào những điều mình được học và một môi trường giúp họ “tự học”. Mặt khác, kinh doanh là con đường tìm kiếm những điều mới mẻ, những điều khác biệt, những giá trị mới mà thị trường chưa được đáp ứng; điều đó đòi hỏi mỗi doanh nhân cần có cách nghĩ và cách làm sáng tao, và chỉ có sáng tạo làm khác đi họ mới có thể giúp doanh nghiệp mình tồn tại. Do vây, đào tạo kinh doanh không phải là mang bài học của người đi trước gán cho người đi sau; mà cần cung cấp cho họ hiểu biết một cách tường tận về những thứ căn bản nhất, nền tảng nhất để họ “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Những thứ căn bản nhất này được hình thành từ thực tiễn kinh doanh phong phú của những quốc gia phát triển, được đúc kết thành những giáo trình, sách học chính thống sử dụng rộng rãi trong các trường kinh doanh hàng đầu thế giới có lịch sử hàng trăm năm như Harvard (1636); Oxford (1096); Stanford (1891); Cambridge (1209); Yale (1701); MIT (1861)..... Nền kinh tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, chưa đủ dữ liệu; mặt khác đội ngũ giảng dạy về kinh doanh tại Việt Nam ít được đào tạo tại những trường kinh doanh hàng đầu cũng như chưa có nhiều trải nghiệm trong các môi trường kinh doanh chuyên nghiệp để có thể tự xây dựng được hệ thống giáo trình và sách tham khảo về kinh tế và kinh doanh chất lượng. Cách thông minh là chúng ta nên chắt lọc và thừa kế những tinh hoa nhân loại đã đúc kết để ứng dụng tại Việt Nam.   
Đào tạo về kinh doanh cũng là một lĩnh vực rất đặc thù, vì luôn cần phát triển cái mới nên ngoài việc hiểu sâu xa các khái niệm, thì việc phân tích, giải thích những tình huống thực tế bằng những khái niệm căn bản được trang bị rồi từ những phân tích đó đưa ra những quyết định kinh doanh là việc rất cần thiết để người học ghi nhớ và phát triển những nhận thức mới. 
Những phương pháp giảng dạy hiện đại như Active Learing; Case Method; Problem Based; Project Based; Simulation;...ít được vận dụng và vận dụng không đúng ở môi trường sư phạm Việt Nam. Phong cách giảng dạy của các giáo sư Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng nho giáo phong kiến nên mang nặng tính áp đặt; nhiều lý thuyết sáo rỗng mà chưa có những liên hệ thực tiễn giá trị, điều này thực sự không phù hợp với đối tượng người học là doanh nhân. Họ là những nhìn thấy rất rõ những vấn đề thực tiễn và rất nhiều ý tưởng, nhưng họ phản ứng với những thứ đó một cách bản năng, họ chưa biết hệ thống hóa và chuẩn hóa những tri thức thực tế để hình thành những nguyên tắc và truyền đạt nó cho đội ngũ của mình. Họ cần có người dẫn dắt họ để nắm được bản chất những vấn đề họ đang gặp phải trong thực tiễn, thông qua đó phát triển nhận thức cho riêng mình. 
 

Gửi bình luận: