ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Business Edu #02: Đại học Việt Nam cần làm gì?

17/08/2022 | Đăng bởi: BizPub.vn

Đào tạo về kinh doanh tại Việt Nam là lĩnh vực vô cùng sôi động; điều đó là kết quả tất yếu của một nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng. Tương lai nền kinh tế kiến tạo rất nhiều cơ hội cho lĩnh vực đào tạo kinh doanh ở mọi cấp độ, nhưng cũng vô cùng thách thức khi những đòi hỏi về tính quốc tế hóatính ứng dụng ngày càng cao. Những điều đó đều không phải lợi thế của đại bộ phận những người làm đào tạo về kinh doanh tại Việt Nam.  

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển trên thế giới; sự thực đã diễn ra đúng như những gì chúng ta dự đoán khi các công ty công nghệ của Việt Nam đã đặt chân và tạo những mảnh ghép đầu tiên trong bức tranh công nghệ toàn cầu. Nhiều startup công nghệ Việt Nam đã có khả năng sáng tạo các sản phẩm công nghệ có thể cạnh tranh với các sản phẩm hàng đầu thế giới.

Thế nhưng,

Tại sao công ty Việt Nam chưa thể vươn ra toàn cầu?

Tại sao chúng ta có sản phẩm tốt, có một số lợi thế cạnh tranh vượt trội từ nguyên liệu, nhân công thậm chí sản phẩm, thị trường nhưng vẫn bị các tập đoàn nước ngoài đàn áp ngay trên sân nhà?

Đó là một thực tế đau lòng!

Chúng ta có thể đưa ra nhiều lý do để giải thích, biện minh: do thể chế chính sách, do văn hóa, do ý thức, do trình độ, do đối thủ….

Tất cả những điều đó đều không sai, nhưng chưa đủ.

Thực tế chúng ta đều nhận thấy, phần lớn doanh nghiệp Việt là những doanh nghiệp “yếu” cả về vốn, cả về nhân sự và cả về lãnh đạo, quản lý so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Trong đó, quan trọng nhất là vấn đề về “Lãnh đạo, quản lý”.

Vậy, chúng ta có thể cải thiện điểm “yếu” đó không?

“Có” nếu chúng ta biết chúng ta “yếu cái gì” và thực sự chung tay “hành động để thay đổi”!

Đại học là nơi dẫn dắt nền kinh tế; những thành tựu khoa học, những tri thức tinh hoa từ đại học sẽ lan tỏa toàn bộ nền kinh tế từ đó nâng tầm lực lượng lao động.

  • Đại học không tiến bộ -> nền kinh tế không thể phát triển.
  • Đại học lạc hậu -> nền kinh tế lạc hậu, lực lượng lao động lạc hậu và không có khả năng cạnh tranh.
  • Đại học có tính quốc tế -> tạo ra đội ngũ doanh nhân có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Để chương trình đào tạo đại học ngành kinh doanh tiếp cận các thông lệ quốc tế; điều quan trọng nhất cần có bộ giáo trình và tài liệu giảng dạy chuẩn quốc tế. Song song với đó, đội ngũ giảng dạy cũng cần tự trau dồi tri thức, kĩ năng giảng dạy và trải nghiệm thực tiễn toàn cầu.

Đó là một quá trình dài, khó khăn khi chúng ta sẽ phải từ bỏ những thói quen tư duy, cách làm cũ. Nhưng có đáng làm không nếu đằng sau chúng ta là sự trông chờ của cả dân tộc, của gần 100 triệu người Việt Nam với một lực lượng lao động trẻ nhiệt huyết, giàu sáng tạo, có khát khao nhưng thiếu những người dẫn đường chỉ lối?

PizPub.vn

Gửi bình luận: