ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Chiến lược Quân sự & Chiến lược kinh doanh

13/11/2023 | Đăng bởi: BizPub.vn

Giới kinh doanh Việt Nam thường có câu "Thương trường" như "Chiến trường", ở một góc độ nào đó đã phản ánh đúng thực tế kinh doanh ngày nay. Ngoại trừ những ngành kinh doanh độc quyền thì ở bất cứ lĩnh vực, bất cứ thời điểm nào chúng ta đều thấy những doanh nghiệp đang phải lao vào những cuộc chiến giành giật thị phần bằng cách lôi kéo khách hàng, tấn công đối thủ thậm chí tìm cách triệt hạ đối thủ để tồn tại. Một số doanh nghiệp may mắn tìm được một "Đại dương xanh" hoặc "Mô hình kinh doanh đổi mới" hiệu quả cho mình, nhưng điều đó chỉ giúp doanh nghiệp bình yên trong một thời gian ngắn, khi nhận thấy miếng bánh ngon, sự bắt chước của các đối thủ sẽ lại kéo doanh nghiệp vào những trận chiến trên chiến trường mới này khiến cho trò chơi cạnh tranh không bao giờ kết thúc, chừng nào doanh nghiệp còn hoạt động.

Ở góc độ khác, những mâu thuẫn về lợi ích cũng như dã tâm ích kỉ hay sự sùng bái quá mức chủ nghĩa dân tộc cực đoan của các quốc gia luôn luôn tồn tại, nó dẫn đến những sự cạnh tranh thông qua nhiều hình thức từ tấn công thương mại, phát triển vũ khí đến bao vây cấm vận rồi đỉnh điểm là chiến tranh quân sự. Lịch sử Việt Nam đã quen thuộc với những điều như vậy, ngay lúc này trên thế giới cũng đang chứng kiến chiến tranh xảy ra và chưa có gì đảm bảo trong tương lai những nguy cơ xung đột sẽ vẫn tồn tại ở mọi quốc gia.

Những đặc trưng trong khái niệm "Chiến lược" được quan sát thấy ở rất nhiều giai đoạn trong lịch sử tiến hóa của loài người; tuy nhiên nó thực sự được sử dụng nhiều và trở thành 1 môn "nghệ thuật" khi ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Ở nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng phân tích và so sánh giữa chiến lược quân sự được sử dụng trong Chiến tranh nhân dân của Việt Nam với Chiến lược kinh doanh áp dụng tại tâp đoàn FPT, thông qua đó có thể hiểu được sự tương đồng và khác biệt giữa 2 khái niệm này.

Tìm hiểu nội dung: Mapping giữa "Chiến lược Chiến tranh nhân dân của Việt Nam" với "Chiến lược kinh doanh của FPT"

Lời bình: FPT là tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam; người ta thường biết đến và nhớ tới FPT thông qua hình ảnh phá cách, đổi mới và đâu đó là sự "nổ" của những nhà lãnh đạo như Trương Gia Bình, Hoàng Nam Tiến.... Những sự nổ đó đôi khi là sự nói quá hay phóng đại sự thật, điều đó có thể không phù hợp ở một danh nghiệp khác, hay chính bạn cũng thấy "không ưa gì". Nhưng chính những điều đó lại là thế mạnh của họ; FPT không thấy có sản phẩm xuất sắc vượt trội, không có nhân tài xuất sắc vợt trội nhưng họ kinh doanh thực sự hiệu quả bởi khả năng quản lý con người và văn hóa; điều đó có được từ sự nghiên cứu, đúc kết những bài học thành công của "Chiến tranh nhân dân" của Việt Nam vào hoạt động quản trị. 

Gửi bình luận: