ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Hiểu đúng về "Quản trị Chuỗi giá trị"

25/09/2023 | Đăng bởi: BizPub.vn

Phần lớn các nhà quản trị tập trung cho hoạt động bán hàng mà coi nhẹ, thậm chí quên đi một khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp: chuỗi giá trị sản phẩm dịch vụ.

Điều đó không liên quan tới những doanh nghiệp thương mại thuần túy? Hãy nghĩ lại về cách các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Walmart; Amazone hay tại Việt Nam như Coopmart...làm thương mại: doanh thu và lợi nhuận của họ chủ yếu đến từ những thứ không phải họ sản xuất được.

Như vậy, việc kiếm được tiền và phát triển bền vững không phụ thuộc việc chúng ta có tạo ra sản phẩm dịch vụ đó hay không, mà vấn đề ở chỗ chúng ta tạo được giá trị gia tăng gì cho khách hàng.

Bất kì doanh nghiệp nào cũng là một nhà thương mại cho một công ty nào đó vì chúng không thể có đủ khả năng kiểm soát toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị của một sản phẩm.

Apple chỉ tự mình thiết kế phần cứng, phát triển phần mềm và làm thương hiệu và cho các sản phẩm với hàng nghìn chi tiết của mình, toàn bộ các thứ khác họ đều thuê ngoài. Tại sao họ đứng vững trên bảng xếp hạng các doanh nghiệp giá trị nhất thế giới hàng chục năm nay?

Cốt lõi của việc tạo ra một doanh nghiệp bền vững, dù ở bất kì loại hình nào là việc xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm - dịch vụ của mình một cách hiệu quả, bán hàng chỉ là một phần trong đó, còn lại là các hoạt động phí sau âm thầm nhưng quan trọng hơn, là quá trình tạo ra các giá trị cho sản phẩm dịch vụ.

Cần nhấn mạnh "Giá trị sản phẩm dịch vụ" khác với "sản phẩm dịch vụ". Một công ty khác có thể sản xuất sản phẩm giống tới 99% sản phẩm Apple, nhưng chắc chắn họ không thể hiệu quả như Apple. Điều tạo ra sự khác biệt đó là giá trị mà doanh nghiệp đã "chuyển giao" được cho khách hàng của mình, tức là gì trị mà khách hàng "thấy và cảm nhận được" từ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.

Giá trị khách hàng nhận được đến từ 2 thứ:

  (1) những công năng mà sản phẩm vật lý có thể đáp ứng để giải quyết vấn đề của khách hàng và

  (2) tình cảm, cảm xúc của khách hàng khi nghĩ đến và khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

Cả 2 yếu tố này đều quan trọng và đều là gợi ý để doanh nghiệp sáng tạo thêm những giá trị mới cho khách hàng. Thật thú vị, nó đều được tạo nền tảng từ một thứ: sự thấu hiểu khách hàng.

Do vậy, việc quản trị quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm - dịch vụ hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị nhìn nhận một cách hệ thống các hoạt động trong doanh nghiệp như những mắt xích trong chuỗi giá trị, đánh giá đúng tác động của mỗi hoạt động vào giá trị tổng thể; xác định rõ đâu là giá trị khác biệt vượt trội có thể tạo ra so với đối thủ cạnh tranh và tập trung tối ưu chi phí và thời gian cho toàn bộ hoạt động. Ngoài ra, sự hiểu biết về nhu cầu và hành vi khách hàng cần được truyền đạt thông suốt trong mọi hoạt động, lấy sự hài lòng khách hàng làm thước đo cũng như cảm hứng cho những sự sáng tạo không giới hạn của doanh nghiệp.

Với xu hướng mới hiện nay, nhà quản trị cần hiểu rõ vai trò của hệ sinh thái tích cực đối với việc gia tăng giá trị sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; nên chủ động tiếp cận và khai thác thậm chí đóng vai trò kiến tạo và dẫn dắt các hệ sinh thái để khai thác thêm những giá trị gia tăng khổng lồ từ đó. Ở Việt Nam, hệ sinh thái còn là một khái niệm khá trừu tượng và có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên trong một số thị trường phát triển các mô hình hệ sinh thái được khai thác rất hiệu quả.

Gửi bình luận: