ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Làm rõ Triết lý - Sứ mệnh kinh doanh

15/11/2023 | Đăng bởi: BizPub.vn

Doanh nghiệp được thành lập để hiện thực hóa mong muốn của nhà sáng lập, sâu xa của những mong muốn đó là một sứ mệnh đem đến giá trị tốt đẹp nào đó cho xã hội. Nó nên thế và phải như thế bởi vì dù có ấu trĩ đến đâu, khi cả xã hội biết rằng nó sẽ gây hại mình, họ sẽ không thể tiếp tục nuôi dưỡng nó. Nếu doanh nghiệp hiểu rõ và làm được điều này, họ sẽ nhận được không chỉ sự yêu thương và trân trọng của khách hàng và xã hội, mà nhân viên của họ cũng cảm thấy tự hào vì đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, đó chính là sự nhân văn của kinh doanh.

TRIẾT LÝ KINH DOANH

  • Triết lý kinh doanh nên bắt nguồn từ những thứ cơ bản nhất dưới góc độ con người, nó cần trả lời được những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng đôi khi chúng ta quên mất là mình phải trả lời, ví như: Thế nào là thiện/thế nào là ác? Điều gì là đúng/điều gì là sai? Điều gì nên/điều gì không nên làm?
  • Triết lý kinh doanh là 1 phần của triết lý sống, tốt hơn thì nó nên là triết lý sống của mỗi con người trong doanh nghiệp và được những bên hữu quan thừa nhận. Để có được điều đó, nhất định nó không thể là những điều xấu, và nó cũng không thể được áp đặt mà cần kiến tạo để nó tự "thấm" vào mỗi người và từ đó lan tỏa đi xa hơn.
  • Triết lý kinh doanh là văn hóa, nó chứa đựng những giá trị tốt đẹp mà chúng ta trân trọng và muốn gìn giữ và phát huy nó suốt cả cuộc đời, nó cũng là sự nhân văn giữa những con người tự do, không phân biệt giai tầng, không phân biệt giàu nghèo, không mang tính chính trị.
  • Triết lý kinh doanh là đạo đức, là những thứ được đông đảo xã hội thừa nhận, nó thể hiện ước muốn của con người về một xã hội đáng sống, nơi con người với con người sống yêu thương và hòa hợp với muôn loài.
  • Triết lý không phải là những bài giao giảng, nó thể hiện trong cách mỗi người sống.

Một số câu chuyện dưới đây về doanh nhân Matsushita phần nào làm rõ cách thức một triết lý kinh doanh được hình thành và lan tỏa.

Không chỉ có Matsushita, xã hội Nhật Bản còn sản sinh ra vô vàn nhân tài kinh doanh khác, Kazuo Inamori là 1 ví dụ khác. Chính những con người nhỏ bé ở đất nước Châu Á nhỏ bé đó đã làm cho cả thế giới sững sờ, làm cho nền kinh tế tư bản Mỹ một thời phải điêu đứng, có một thời gian dài những học giả và doanh nhân ưu tú hàng đầu của Mỹ phải đến đất nước Nhật Bản đi tìm lời giải thích cho câu hỏi "Tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản làm được những điều thần kì đến vậy?". Họ đã không chỉ có được lời giải thích mà còn đóng gói được một kho tàng tri thức để học hỏi và sử dụng cho đến tận ngày nay như LEAN, KAIZEN; JIT...., chính những thứ đó đã vực dậy nền công nghiệp Mỹ đưa họ trở lại vị trí dẫn đầu.

 

Đặc điểm chung của ở họ đó là, họ không chỉ là những nhà lãnh đạo, nhà quản trị trong thế giới kinh doanh mà họ còn là những nhà tư tưởng, nhà lý luận và triết gia trong cuộc sống. Đối với họ, kinh doanh là 1 phần cuộc sống và triết lý trong kinh doanh cũng là triết lý sống, nó phải bắt nguồn từ những điều cơ bản tốt đẹp là con người và xã hội. Họ chỉ là đại diện cho xã hội để nhận lấy sứ mệnh làm cho nó tốt đẹp hơn, con người hạnh phúc và dân tộc giàu mạnh hơn.

 

Những điều tốt đẹp đó, bản thân họ không tự tạo ra được, mà nó cần dựa vào một nguồn sức mạnh khổng lồ, có tính chất bao trùm khác, đó là tinh hoa văn hóa dân tộc. Họ hiểu được điều đó, và nhờ có nó mà họ không chỉ để lại di sản trong 1 lĩnh vực mà bất cứ lĩnh vực nào họ tham đều như vậy. Câu chuyện về vị bác sĩ Nhật Bản "bác sĩ Hattori" phần nào minh chứng cho điều đó. Tinh thần dân tộc của Nhật Bản sản sinh văn hóa OMOTENASHI trong các ngành dịch vu; TQM, LEAN, KAIZEN...trong các ngành sản xuất và không biết nó còn sản sinh ra những gì tốt đẹp thêm nữa chừng nào văn hóa đó, tinh thần đó, triết lý đó vẫn tồn tại.

 

Với doanh nghiệp Việt Nam thì sao?

Dù không hề bi quan nhưng chúng ta nên nhìn nhận đúng thực tế: Thế hệ doanh nhân chúng ta thiệt thòi khi hoạt động ở một môi trường không có nhiều nền tảng giá trị dân tộc tốt như Nhật Bản, người Do Thái hay phương Tây. Nhưng sự tồn tại là 1 dân tộc độc lập sau nhiều nghìn năm bị xâm lược và đấu tranh đặt cho chúng ta 1 câu hỏi: Điều kì diệu gì đã giúp chúng ta tồn tại? Nếu câu hỏi đó được giải mã, chúng ta sẽ biết được sức mạnh dân tộc của chúng ta là gì và chắc chắn nó là thứ riêng có, thứ duy nhất mà chỉ người Việt Nam mới tôi luyện được bằng sương máu bao đời.

 

Trong kinh doanh, vị trí xuất phát không hoàn toàn quyết định ai sẽ là người về đích đầu tiên, khó khăn chỉ là rào cản cần vượt qua để doanh nghiệp tiến về phía trước. Người lãnh đạo sáng suốt là người biết mình, biết người, biết khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc và mỗi con người để tiến lên và giành chiến thắng.

 

SỨ MỆNH KINH DOANH (MỤC ĐÍCH)

Trước khi một doanh nghiệp ra đời, chắc hẳn bạn - nhà sáng lập không chỉ có 1 lựa chọn duy nhất; bạn đã phải bỏ qua rất nhiều lựa chọn khác trong cuộc sống để đến với hành trình kinh doanh nhiều rủi ro này. Lý do đưa bạn đến có thể là tiền bạc, là mong muốn thể hiện bản thân và được xã hội thừa nhận, là cơ hội thị trường hay là một sứ mệnh được ai đó giao phó....

Nhưng, dù lý do là gì, đằng sau những điều đó cũng nên có và cần có 1 điểm tựa vững chắc, nó là lý do của những lý do, là nguyên nhân của những nguyên nhân và là câu trả lời chung cho câu hỏi: tại sao doanh nghiệp bạn tồn tại?

Sứ mệnh kinh doanh cần cung cấp câu trả lời đủ ý nghĩa và đầy cảm xúc cho câu hỏi trên, nó cũng cần phải đi sâu đến mức có thể làm rõ được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp bạn và trả lời thỏa đáng những câu hỏi tại sao dưới đây:

  • Với người sáng lập, nó trả lời cho câu hỏi: Tại sao bạn kinh doanh doanh nghiệp này mà không phải lựa chọn khác?

  • Với nhân viên, nó trả lời cho câu hỏi: Tại sao họ nên làm ở doanh nghiệp này, với người lãnh đạo này? Với gia đình họ, nó trả lời câu hỏi: Tại sao họ nên gửi gắm con cái họ đến đây?

  • Với các bên liên quan: khách hàng, đối tác, nó trả lời cho câu hỏi: Tại sao họ chọn doanh nghiệp bạn?

  • Với xã hội và cộng đồng, nó trả lời cho câu hỏi: Tại sao họ nên yêu mến và ủng hộ cho doanh nghiệp bạn phát triển?

Trong những điều kiện kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp có thể cứ làm những thứ mình làm mà chẳng cần biết lý do tại sao. Nhưng, khi có biến cố hay muốn có sự đột phá thông qua những thay đổi căn bản, nếu không làm rõ được những điều này, doanh nghiệp bạn sẽ khó có thể vượt qua trở ngại để đạt được những mục tiêu lớn. Đó có lẽ là sự khác biệt lớn nhất giữa những doanh nghiệp xuất sắc và phần còn lại.

Đọc thêm bài biết sau đây để hiểu thêm cách các nhà lãnh đạo khai thác mục đích để chiến lĩnh những đỉnh cao mới.

Gửi bình luận: