Lãnh đạo đích thực - người khổng lồ bên trong bạn
27/02/2023 |Hầu hết các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thường nhầm lẫn người có quyền hành cao trong doanh nghiệp là những nhà lãnh đạo. Có thể bạn cũng vậy, khi được giao quyền hành cao, bạn tự nghĩ mình đã là nhà lãnh đạo. Sự thật, quyền hành bạn có được trên giấy tờ không quyết định được việc những người khác có theo bạn một cách “tự nguyện” hay không. Có thể họ chỉ theo bạn vì quyền lực bạn nắm giữ, và sẽ rời bỏ khi bạn không còn nắm giữ nó hoặc khi họ không còn ở tổ chức của bạn. Ngược lại, có những người dù không có quyền hành nhưng vẫn thu hút được người đi theo họ một cách tự nguyện, họ mới thực sự là những lãnh đạo chân chính. Khi chưa có được những người theo bạn một cách “tự nguyện”, bạn vẫn chưa phải nhà lãnh đạo đích thực.
VẬY, BẢN CHẤT LÃNH ĐẠO LÀ GÌ?
Có rất nhiều quan điểm về lãnh đạo được đưa ra bởi các học giả hàng đầu, hoặc bởi chính những nhà lãnh đạo kiệt xuất điều hành những đế chế kinh doanh lừng lẫy trên thế giới:
- Peter Drucker, người được mệnh danh là cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng: “Định nghĩa duy nhất về nhà lãnh đạo là người có người đi theo (follower).”
- Warren Bennis, người được coi là tiên phong trong nghiên cứu về lãnh đạo đương đại cho rằng: “Lãnh đạo là khả năng biến tầm nhìn (vision) thành thực tế."
- Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft có quan điểm: “Khi chúng ta hướng tới thế kỷ tiếp theo, các nhà lãnh đạo sẽ là những người trao quyền (empower) cho người khác.”
- John Maxwell, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy hàng đầu về lãnh đạo cho rằng: “Lãnh đạo là ảnh hưởng (influence) – không hơn, không kém."
Còn rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác về lãnh đạo chưa thể nêu ra hết tại đây. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy, các quan điểm về lãnh đạo không hề giống nhau, thậm chí có những quan điểm còn trái ngược.
Hàng trăm năm qua, các học giả trên khắp thế giới cố nghiên cứu để tìm ra một định nghĩa đúng về “lãnh đạo”. Nhưng cho đến ngày nay, chưa có một chủ đề nào tốn nhiều công sức mà kết quả thu về ít rõ ràng như chủ đề về “Lãnh đạo”.
Điều đó cho thấy, nghiên cứu về lãnh đạo là một vấn đề phức tạp. Khi ai đó nói với bạn rằng: bạn phải lãnh đạo theo cách này hay cách kia mới đúng; họ không sai, nhưng điều đó có thể chỉ đúng với họ, bạn hoàn toàn có thể làm lãnh đạo theo cách của riêng mình.
Có một số lý thuyết về lãnh đạo được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh, dưới đây là 2 lý thuyết phổ biến nhất:
Lý thuyết đặc điểm lãnh đạo (Leadership Trait Theory): là một trong những lý thuyết sớm nhất được phát triển. Ban đầu, lý thuyết cho rằng các nhà lãnh đạo đòi hỏi một số đặc điểm bẩm sinh. Về bản chất, nó nói rằng các nhà lãnh đạo được sinh ra chứ không phải được tạo ra. Lý thuyết đặc điểm hiện đại gợi ý rằng các nhà lãnh đạo có nhiều khả năng có những đặc điểm nhất định hơn những người khác, và không phủ nhận việc có thể phát triển năng lực lãnh đạo.
Các lý thuyết về Phong cách lãnh đạo (Leadership Styles) được sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn quản trị hiện đại. Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và được sử dụng là “Sáu phong cách lãnh đạo” của Daniel Goleman, ông đã chỉ ra 6 phong cách chính mà các nhà lãnh đạo thường sử dụng.
• Các nhà lãnh đạo chỉ huy (Commanding Leadership) yêu cầu tuân thủ ngay lập tức.
• Các nhà lãnh đạo tầm nhìn (Visionary Leadership) huy động mọi người hướng tới một tầm nhìn chung.
• Các nhà lãnh đạo liên kết (Affiliative Leadership) tạo ra các mối quan hệ tình cảm và sự hài hòa.
• Các nhà lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership) xây dựng sự đồng thuận thông qua sự tham gia.
• Các nhà lãnh đạo tiên phong (Pacesetting Leadership) mong đợi sự xuất sắc và khả năng tự định hướng.
• Các nhà lãnh đạo huấn luyện (Coaching Leadership) phát triển con người cho tương lai.
Ông cũng chỉ ra rằng, những nhà lãnh đạo đạt được kết quả tốt nhất không chỉ dựa vào một phong cách lãnh đạo; họ sử dụng hầu hết các phong cách trong bất kỳ tình huống nào.
TẠI SAO TỔ CHỨC CẦN LÃNH ĐẠO?
Trong thế giới tự nhiên, tất cả loài động vật sinh sống theo bầy đàn đều có một cá thể gọi là “đầu đàn”. Con đầu đàn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, phân chia và quản lý công việc; thúc đẩy tương tác giữa các thành viên; truyền đạt và duy trì trật tự cũng như dàn xếp các tranh chấp giữa các thành viên trong đàn. Trong xã hội loài người, từ góc độ nhóm hoặc tổ chức, hầu hết ta đều thấy duy trì nguyên tắc người đứng đầu.
Các cụ ta thường có câu “Một người lo bằng một kho người làm” cho thấy tầm quan trọng của người đứng đầu (hay lãnh đạo) một tổ chức đối với việc làm cho tổ chức đó gắn kết hơn, kỉ luật hơn và hiệu quả hơn.
Có một số mô hình tổ chức, chức năng lãnh đạo được phân tán tới nhiều cá nhân hoặc hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận; tuy nhiên, những tổ chức này vẫn cần một người (hoặc nhóm người) đứng đầu để ra các quyết định quan trọng.
CÁ NHÂN CÓ CẦN LÃNH ĐẠO KHÔNG?
Xét ở một khía cạnh nào đó, mỗi cá nhân cũng hoạt động tương tự như một tổ chức. Mọi suy nghĩ và hành động của cá nhân được chi phối bởi các giá trị, niềm tin bên trong và động lực, mục tiêu bên ngoài. Để đạt được sự hiệu quả, thành công hay xa hơn là cái mà chúng ta thường nói là “hạnh phúc”; mỗi cá nhân cần xác định các mục tiêu phù hợp; rèn luyện tư duy, năng lực, sức khỏe, trau dồi các kĩ năng quản lý bản thân, tạo các thói quen hữu ích…Những điều đó đòi hỏi mỗi người tách khỏi bản thân để nhìn lại bản thân, tiết chế các bản năng tự nhiên, huấn luyện tinh thần và thể chất để thích ứng tốt hơn với điều kiện môi trường, luôn kiên định vươn lên vượt qua những thách thức để đạt được những mục tiêu và thành tựu mới. Hành trình đó chính là hành trình lãnh đạo bản thân. Trong xã hội biến động ngày nay, khi bối cảnh môi trường liên tục thay đổi không thể lường trước; việc nhận ra đúng con người mình và lãnh đạo bản thân tốt là cách giúp mỗi người vượt qua những sự mơ hồ đó.
Đọc thêm: Một tổ chức không có lãnh đạo sẽ như thế nào?
LỊCH SỬ VỀ LÃNH ĐẠO
Lãnh đạo có từ khi nào?
Lãnh đạo là một khái niệm rất cổ xưa, xuất hiện từ thời kỳ nguyên thủy khi con người bắt đầu tập trung vào việc tổ chức và quản lý các hoạt động trong nhóm. Người lãnh đạo đầu tiên có thể là người đàn ông hoặc người phụ nữ được tôn vinh và kính trọng trong cộng đồng vì khả năng hướng dẫn, quản lý và bảo vệ cộng đồng.
Trong lịch sử, nhiều vị vua, hoàng đế và nhà lãnh đạo nổi tiếng đã xuất hiện trên khắp thế giới. Các triều đại và quốc gia khác nhau đã đưa ra những phương pháp lãnh đạo khác nhau, từ lãnh đạo quân sự đến lãnh đạo chính trị và kinh doanh.
Từ "leader" trong "leadership" có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ "laedan" có nghĩa là "dẫn đường" hoặc "đi đầu". Trong từ "leadership", từ "ship" là một hậu tố (suffix) có nghĩa là "tính chất, trạng thái hoặc vai trò của". Do đó, "leadership" có nghĩa là "tính chất, trạng thái hoặc vai trò của người dẫn đầu hoặc lãnh đạo" (có ý kiến cho rằng, nguồn gốc từ leadership = leader + ship = dẫn đầu chiếc thuyền (thuyền trưởng); giải thích này về góc độ liên hệ ý nghĩa thì hợp lý nhưng về góc độ lịch sử thì chưa có căn cứ).
Trong thời đại hiện đại, lãnh đạo được coi là một kỹ năng và nhiều người đã phát triển các phương pháp và kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên, nguồn gốc của lãnh đạo vẫn được liên kết chặt chẽ với lịch sử và văn hóa của con người.
Quan điểm về lãnh đạo qua các thời kì lịch sử
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo; như đã trình bày ở trên; không có khái niệm hay quan điểm nào là duy nhất đúng về lãnh đạo. Tùy từng thời kì, tùy từng bối cảnh mà người ta có những quan điểm khác nhau về lãnh đạo. Dưới đây là một số phát ngôn liên quan đến lãnh đạo từ các nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới.
"Một nhà lãnh đạo giỏi nhận nhiều hơn một chút so với phần trách nhiệm của mình, ít hơn một chút so với phần công lao của mình." - Arnold H. Glasow
"Chức năng của lãnh đạo là tạo ra nhiều nhà lãnh đạo hơn chứ không phải nhiều người theo dõi hơn." - Ralph Nader
“Lãnh đạo là người biết đường, đi đường và chỉ đường”. - John C.Maxwell
"Nhà lãnh đạo vĩ đại nhất không nhất thiết phải là người làm những điều vĩ đại nhất. Ông ấy là người khiến mọi người làm những điều vĩ đại nhất." - Ronald Reagan
"Một nhà lãnh đạo thực sự có sự tự tin để đứng một mình, can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn và lòng trắc ẩn để lắng nghe nhu cầu của người khác." - Douglas MacArthur
"Lãnh đạo là khả năng biến tầm nhìn thành hiện thực." - Warren Bennis
"Cách tốt nhất để dự đoán tương lai của bạn là tạo ra nó." - Peter Drucker
"Nhiệm vụ của lãnh đạo không phải là tạo ra sự vĩ đại cho mọi người, mà là khơi dậy điều đó, bởi vì sự vĩ đại đã có sẵn." - John Hội trưởng
"Lãnh đạo không phải là phụ trách. Mà là chăm sóc những người dưới quyền của bạn." - Simon Sinek
"Giá của sự vĩ đại là trách nhiệm." - Winston Churchill
Lãnh đạo trong doanh nghiệp khác gì lãnh đạo ở các tổ chức khác?
Lãnh đạo liên quan tới những phong cách, đặc điểm, kĩ năng của con người; do vậy cũng sẽ có sự giống và khác nhau giữa các loại hình tổ chức, thậm chí trong cùng 1 loại hình tổ chức, nhà lãnh đạo cũng có những điểm khác nhau.
Ở góc độ tổ chức; mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức là yếu tố chi phối người lãnh đạo. Đối với các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, có một số yếu tố khác biệt sau chi phối:
Mục đích: Mục đích của lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cổ phiếu cho các cổ đông. Trong khi đó, mục đích của các tổ chức khác, đây không phải mục đích quan trọng, ví dụ: mục đích cơ quan nhà nước là phục vụ lợi ích của cộng đồng và đất nước.
Đối tượng và phạm vi quản lý: Lãnh đạo doanh nghiệp có quyền lực và trách nhiệm về việc quản lý doanh nghiệp, quản lý nhân viên của mình. Trong khi đó, đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có quyền lực để quản lý và điều hành các chính sách công cộng, quy định và pháp luật.
Trách nhiệm xã hội: Lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm đối với cộng đồng, nhưng trách nhiệm này thường bị giới hạn bởi mục đích của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, các cơ quan tổ chức khác có trách nhiệm đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ quyền lợi của người dân (thành viên cộng đồng) và đảm bảo an ninh quốc gia (tổ chức).
Quyết định: Lãnh đạo doanh nghiệp có thể tự do đưa ra quyết định để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của mình mà ít chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp luật. Trong khi đó tổ chức khác, đặc biệt cơ quan nhà nước thường phải tuân theo các quy định và pháp luật của đất nước và phải được sự chấp thuận của các cơ quan chính quyền cao hơn khi ra quyết định.
Đọc thêm: Cách tiếp cận mới về lãnh đạo
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ LÃNH ĐẠO
Người quản lý cũng là người lãnh đạo
Người lãnh đạo thường có chức năng của một người quản lý, tuy nhiên, không phải người quản lý nào cũng là người lãnh đạo. Quản lý là một chức danh được quy định trong hệ thống chức danh của một doanh nghiệp, trong khi đó lãnh đạo là danh xưng thường được gắn cho những người đứng đầu tổ chức. Tuy nhiên, hiểu theo các quan điểm chính thống về lãnh đạo, một người lãnh đạo không nhất thiết phải là quản lý, họ có thể là bất cứ ai trong tổ chức có khả năng gây ảnh hưởng thu hút người khác theo mình.
Đọc thêm: Thế nào là một nhà quản lý?
Chỉ người đứng đầu tổ chức mới là người lãnh đạo.
Trong một tổ chức, người lãnh đạo có thể là người đứng đầu như Chủ tịch hoặc Giám đốc điều hành, hoặc có thể là một nhóm người đảm nhận các vị trí quan trọng trong tổ chức như nhà quản lý, trưởng phòng, giám đốc chi nhánh, hay là một người đảm nhận các vị trí quan trọng khác nhưng không cần phải đứng đầu tổ chức (các nhóm phi chính thức trong tổ chức). Trong những năm gần đây, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), các công nghệ thông tin và kinh doanh số, các tổ chức đang đối mặt với nhiều thách thức mới và phức tạp hơn bao giờ hết. Do đó, nhiều người cho rằng AI và các công nghệ liên quan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo tổ chức trong tương lai.
Lãnh đạo chỉ cần vạch đường lối, chiến lược
Xác định đường lối, chiến lược là chức năng rất quan trọng của người lãnh đạo. Tuy nhiên, quan trong hơn nữa là việc lôi kéo, thu hút đội ngũ của mình cùng thực hiện điều đó hiệu quả. Để làm được, nhà lãnh đạo cần có khả năng giao tiếp truyền đạt tốt, kĩ năng quản lý thời gian, sự quyết đoán, khả năng giải quyết xung đột….
Đọc thêm: Cơ cấu tổ chức và sự phân công nhiệm vụ trong tổ chức
NHỮNG KHÁI NIỆM NÊN BIẾT VỀ LÃNH ĐẠO
Quản lý (managers)
Quản lý là một hoạt động quan trọng trong các tổ chức, đóng vai trò quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của tổ chức. Nếu như lãnh đạo giúp chăm sóc phần linh hồn của tổ chức, thì quản lý giúp chăm sóc phần thể xác của nó thông qua hệ thống các quy định chính thức.
Quản lý là quá trình tổ chức, điều hành, giám sát và điều chỉnh các hoạt động của một tổ chức hoặc một nhóm người nhằm đạt được mục tiêu đã định và cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức đó.
Quản lý liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài chính, tài sản vật chất, công nghệ,... để đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nhiệm vụ của quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, thực thi, kiểm soát và cải tiến. Quản lý cần phải có khả năng lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động, thúc đẩy các nhân viên để đạt được mục tiêu, kiểm soát quá trình hoạt động và đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết, cải tiến hoạt động của tổ chức để tối đa hóa hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.
Người đi theo (followers)
Nếu không có những người lao động mà chỉ có lãnh đạo, quản lý thì một tổ chức sẽ thế nào?
Việt Nam dành được thắng lợi trong cuộc chiến chống ngoại xâm là nhờ có “chiến tranh nhân dân”.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của những “người đi theo”.
Có quan điểm cho rằng thành công của tổ chức gắn liền với thành tích của những người đi theo hơn là của một nhà lãnh đạo 'anh hùng'.
Vậy, người đi theo được hiểu như thế nào?
Nhiều ý kiến cho rằng, người đi theo là những người tuân thủ và phụ thuộc. Tuy nhiên, đó là quan điểm trong một số tổ chức quản lý theo kiểu cũ bất bình đẳng; trong môi trường tổ chức bình đẳng, hiện đại ngày nay người đi theo có những đặc điểm sau:
- Tự quản lý
- Có khả năng suy nghĩ và hành động độc lập.
- Tuy nhiên, cũng có khả năng nhận ra giới hạn của thẩm quyền của họ.
- Sự cam kết
- Cống hiến để đạt được mục tiêu rộng lớn phù hợp với các mục tiêu của tổ chức.
- Tự phát triển
- Cam kết phát triển năng lực bản thân
- Bản tính
- Lập trường đạo đức đáng tin cậy, dũng cảm, trung thực, mạnh mẽ.
Có 4 loại người đi theo:
- Xa lánh
- Vỡ mộng và tiêu cực trong triển vọng.
- Hiệu quả
- Độc lập và năng động.
- Những người sống sót
- Làm đủ để có được bằng.
- Con cừu
- Chờ đợi mệnh lệnh và không được thúc đẩy bởi các mục tiêu của tổ chức.
- Vâng mọi người
- Làm việc nhiệt tình nhưng không có quá trình tư duy phê phán
Truyền cảm hứng
Lãnh đạo không nhất thiết phải là một người truyền cảm hứng giỏi, tuy nhiên một người lãnh đạo truyền cảm hứng giỏi sẽ có thể giúp tổ chức đạt được những kì tích.
Truyền cảm hứng là khả năng của một người để kích thích, động viên, tạo động lực và tinh thần cho người khác, đưa họ tiến lên phía trước và đạt được kết quả tốt hơn. Việc truyền cảm hứng có thể đến từ các hành động, lời nói, cách ứng xử hoặc phong cách lãnh đạo của một người. Khi một người có khả năng truyền cảm hứng tốt, họ có thể tạo ra một tác động tích cực đến những người xung quanh, khuyến khích họ hành động và hoàn thành các nhiệm vụ với động lực cao. Truyền cảm hứng là một yếu tố quan trọng trong việc lãnh đạo, đặc biệt là trong các tình huống khó khăn và thay đổi. Khi một lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng, họ có thể giúp các nhân viên cảm thấy động lực để vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc truyền cảm hứng còn giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cho toàn bộ tổ chức.
Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình và của người khác. Nó bao gồm khả năng điều chỉnh, sử dụng và ứng dụng cảm xúc để tạo ra mối quan hệ tốt, đạt được thành công và tăng cường sức khỏe tinh thần. Trí tuệ cảm xúc là một khái niệm mới, nổi lên trong những năm 1990, và được coi là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống. Nó cũng là một phần quan trọng của khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả. Các thành phần chính của trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng nhận diện cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân, khả năng sử dụng cảm xúc để giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra quyết định thông minh và khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Việc nâng cao trí tuệ cảm xúc có thể giúp cho một người đạt được sự cân bằng tinh thần, khả năng giải quyết xung đột, tăng sự đồng cảm với người khác và đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
Theo những nghiên cứu về lãnh đạo những năm qua, người ta càng nhận ra không phải trí thông minh (IQ) mà Trí tuệ cảm xúc (EQ) mới là điều mấu chốt tạo nên một nhà lãnh đạo kiệt xuất.
Đọc thêm: 05 cấp độ lãnh đạo (John Maxwel)
CHÂN DUNG NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO ĐIỂN HÌNH
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, theo Clark D. Neher, Hồ Chí Minh đã kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam để dẫn dắt và điều hành đất nước. Ông là người lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua nhiều kẻ thù mạnh khắp thế giới, đem đến độc lập cho đất nước. Đây là hình mẫu nhà lãnh đạo gần gũi với bất kì người Việt Nam nào, những câu chuyện về Hồ Chí Minh luôn có sức mạnh thúc đẩy tinh thần yêu nước và sẵn sàng dấn thân cho tổ quốc. Đọc thêm về Hồ Chí Minh tại wikipedia.
Steve Job
Là nhà lãnh đạo của APPLE, một đế chế công nghệ thống trị thế giới trong nhiều năm. Ông có tính cách đặc trưng của một nhà lãnh đạo sáng tạo, quyết liệt. Tìm hiểu thêm câu chuyện về Steve Job tại wikipdia.
Elonmusk
Là một một nhà lãnh đạo có khả năng biến những ý tưởng “điên rồ” thành hiện thực. Trong ông hội tụ khả năng của một nhà nghiên cứu, nhà viễn tưởng, người truyền cảm hứng và quản lý xuất chúng. Tìm hiểu thêm câu chuyện về Elon Musk tại wikipdia
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI
Sự thấu cảm
Đọc thêm: 04 kĩ năng rèn luyện sự thấu cảm
Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp
Đọc thêm: 03 phong cách lãnh đạo phổ biến
Rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo căn bản
Đọc thêm: 03 kĩ năng lãnh đạo cốt lõi
NHỮNG TÀI LIỆU DÀNH CHO NHÀ LÃNH ĐẠO
Bộ công cụ dành cho lãnh đạo
Sách nói về lãnh đạo
Tiêu chuẩn năng lực lãnh đạo tại VinGroup
KẾT LUẬN
Lãnh đạo là thứ không thể tách rời với mỗi con người, quyết định tâm trí và con đường đi của mỗi người.
Hệ lụy từ những quyết định lãnh đạo sai lầm có thể khiến doanh nghiệp tốn thêm hàng chục năm mò mẫm với vô số tiền bạc, thậm chí không còn cơ hội làm lại. Một quyết định lãnh đạo đúng được tạo nên bởi một người lãnh đạo hiểu rõ bản thân và tổ chức, có nền tảng kiến thức vững vàng và tuy duy tiến bộ. Cùng với đó là sự đồng hành của những nhà cố vấn tin cậy với kinh nghiệm phong phú trong các môi trường tiến bộ.