ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Mục tiêu chiến lược

23/10/2023 | Đăng bởi: BizPub.vn

Căn cứ xác định mục tiêu chiến lược:

Mục tiêu chiến lược là sự cụ thể hóa các định hướng trong sứ mệnh, tầm nhìn thành các địa chỉ (nơi) cụ thể để cả doanh nghiệp hướng tới trong từng giai đoạn. Nếu chỉ có hướng đi chung chung mà không có bản đồ thì sẽ dẫn tới việc mò mẫm và rất dễ lạc đường, gây mất thời gian và lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp, điều đó không thể giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả.

Ở góc độ động lực, 1 mục tiêu tốt giúp thúc đẩy động lực của nhân sự cần đảm bảo một số yếu tố:

  • Chúng phải cụ thể, rõ ràng: không rõ ràng sẽ gây hiểu nhầm và làm sai hoặc không nhất quán

  • Phải thách thức (khó nhưng có thể đạt được): mục tiêu dễ đạt được sẽ không kích thích động lực và thường tạo sự chủ quan, mục tiêu quá khó sẽ gây chán nản dễ bỏ cuộc

  • Phải được chấp nhận và mong muốn hoàn thành từ người liên quan: họ phải coi mục tiêu đó như mục tiêu cá nhân của họ, nếu không sẽ không có sự cam kết. Các mục tiêu được chỉ định hoặc áp đặt thường không mang lại kết quả như mong muốn.

  • Cần được đánh giá, phản hồi: biết mục tiêu đã hoàn thành ở mức độ nào để phân bổ nỗ lực

  • Cần bao gồm yếu tố học tập: mục tiêu giúp người thực hiện nâng cao 1 kĩ năng, kiến thức hoặc học hỏi được 1 điều gì đó ý nghĩa với họ

Các chiến lược có thể rơi vào các vùng dưới đây, doanh nghiệp xác định chiến lược ở vùng chiến lược nào, sẽ kéo theo mục tiêu thách thức tương ứng: 

  • Vùng rõ ràng (doanh nghiệp đã biết): Nằm trong tầm khả năng của doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát được yếu tố đầu ra mà không phải gia tăng nỗ lực. Vùng này phù hợp với các mục tiêu vận hành cấp dưới.

  • Vùng có thể biết (doanh nghiệp có thể biết): Nằm ngoài khả năng hiện tại của doanh nghiệp nhưng có thể nắm bắt được khả năng đó thông qua các chương trình đào tạo phát triển và nỗ lực tự học hỏi của doanh nghiệp. Vùng này có thể là chiến lược doanh nghiệp hoặc chiến lược của các bộ phận chức năng.

  • Vùng phức tạp (chưa biết là mình biết): Nằm trong khả năng của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa nhận ra mình có nó; vì chưa hệ thống được năng lực và các giá trị của mình. Doanh nghiệp cần nhìn lại để nhận rõ những khả năng cũng như mong muốn thực sự của mình. Vùng này có thể phù hợp với một số chiến lược kinh doanh thông qua tái cấu trúc và thúc đẩy văn hóa gắn kết, chia sẻ của doanh nghiệp.

  • Vùng hỗn loạn (chưa biết là mình chưa biết): Nằm ngoài khả năng hiểu biết của doanh nghiệp; nhưng không phải không có cách chiếm lĩnh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số chiến lược đổi mới sáng tạo thông qua thử nghiệm nhanh và học hỏi để khám phá vùng này. Khi có những kết quả bước đầu, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực và mở rộng quy mô chiến lược.

Cấu trúc mục tiêu

  • Các khía cạnh của mục tiêu:

  • Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp; phần lớn doanh nghiệp chỉ quan tâm tới các mục tiêu tài chính mà coi nhẹ các mục tiêu khác. Mục tiêu tài chính đương nhiên là mục tiêu cơ bản và quan trọng hàng đầu, nhưng doanh nghiệp không thể đạt được nó trực tiếp mà phải thông qua việc có được các lợi thế cạnh tranh; mà lợi thế cạnh tranh cần dựa vào các nguồn lực về con người; sự phối hợp....Tài chính có thể coi đó là những mục tiêu cơ bản; nhưng đối với cá nhân, đó chưa hẳn là mục tiêu cơ bản. Ngoài vấn đề tài chính; các cá nhân trong doanh nghiệp còn mong muốn được phát triển bản thân; phát triển đời sống tinh thần....Mặt khác, để đạt được các mục tiêu chiến lược mang tính thách thức cao, doanh nghiệp cần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động học tập và điều chỉnh các quy trình cũng như thúc đẩy mạnh mẽ động lực của nhân viên để hỗ trợ tốt nhất cho việc hoàn thành chiến lược.
  • Do vậy, nếu chỉ tập trung cho tài chính mà quên đi yếu tố nguồn gốc sinh ra nó đôi khi khiến sẽ doanh nghiệp lạc hướng. BSC (Balance Scorecard) giúp cung cấp 1 khung tham chiếu gồm 4 yếu tố mục tiêu chính có mối quan hệ nhân quả trong 1 chiến lược kinh doanh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình nội bộ; Học tập - phát triển.
  • Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, đổi mới - sáng tạo cũng được coi là 1 yếu tố cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp coi đổi mới - sáng tạo là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ. Đối với phần lớn các doanh nghiệp khác, chuyển đổi số hay ứng dụng công nghệ trong hoạt động là hoạt động bắt buộc sớm hay muộn cũng phải làm, mà đã liên quan đến công nghệ thì nhất thiết phải đổi mới - sáng tạo vì nó thay đổi liên tục. Do vậy, chúng tôi đã tích hợp thêm trong mô hình BSC yếu tố đổi mới - sáng tạo trong xây dựng chiến lược để hình thành mô hình 3 nhóm chỉ tiêu trong xây dựng chiến lược, chúng tôi đặt tên bộ chỉ tiêu là IBSi, các yếu tố đó là:
  • Tài chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được, duy trì và thúc đẩy các mục tiêu chiến lược, ngược lại các mục tiêu chiến lược đạt được xem xét dưới cả góc độ tài chính sẽ tạo nên sự bền vững ở mọi khía cạnh cho doanh nghiệp. Do vậy, kết quả tài chính là hệ quả tất yếu của các hoạt động còn lại, xem xét ở vai trò là chất xúc tác cho hiệu quả mỗi hoạt động, mục tiêu tài chính phải được lồng ghép trong từng mục tiêu khác. Do vậy, chúng tôi không tách Tài chính thành 1 mục tiêu riêng.
  • 3 khía cạnh chiến lược này khi tích hợp với triết lý kinh doanh và các yếu tố dẫn dắt doanh nghiệp sẽ tạo nên 1 bộ chỉ dẫn hoàn chỉnh cho mọi khía cạnh hoạt động, đáp ứng mong đợi và thúc đẩy động lực của tất cả các bên hữu quan của doanh nghiệp.

Trong 3 khía cạnh trên, chúng tôi lấy Học tập phát triển làm hạt nhân để thúc đẩy mọi mục tiêu còn lại. Mối quan hệ thúc đẩy giữa học tập phát triển với các hoạt động còn lại được chúng tôi phân tích kĩ trong nội dung "vì sao học tập phát triển thúc đẩy mọi thứ doanh nghiệp cần".

  • Đổi mới - Sáng tạo giá trị

  • Học tập - Phát triển

  • Thị trường - Khách hàng

Cấu trúc mục tiêu

  • Cấu trúc phân rã mục tiêu

    • Mục tiêu cần được phân tách để có thể triển khai một cách nhất quán; khi phân tách các mục tiêu cần đảm bảo thứ bậc các mục tiêu và mức độ chia nhỏ để đảm bảo các mục tiêu đều có ý nghĩa đối với các bên liên quan, tránh việc phân chia mục tiêu quá chi tiết.

    • Mục tiêu cấp thấp hơn là một phần của mục tiêu cấp cao hơn. Mục tiêu cấp cao hơn được xác định bởi tập hợp các mục tiêu cấp thấp hơn trực tiếp dưới nó trong hệ thống phân cấp. Các mục tiêu ở cấp độ thấp hơn này phải không trùng nhau và là thành phần giúp hoàn thiện mục tiêu ở cấp độ cao hơn. Phải có ít nhất hai mục tiêu cấp thấp hơn được kết nối với bất kỳ mục tiêu cấp cao hơn nào.

    • Mục tiêu được chiến lược phân rã theo "cấu trúc Fractal", đây là cấu trúc đảm bảo tính nhất quán ở mọi phạm vi và mọi khía cạnh của chiến lược.

  • Mục tiêu cơ bản: Là mục tiêu cuối cùng trong phạm vi vấn đề đang xem xét; khi trả lời câu hỏi "tại sao việc thực hiện mục tiêu này lại quan trọng?" thì câu trả lời là "Vì chính bản thân nó có ý nghĩa" với công việc của cá nhân/bộ phận đó.

  • Mục tiêu phương tiện: Là mục tiêu thứ cấp giúp đạt được mục tiêu cơ bản của vấn đề đang xem xét, khi trả lời câu hỏi "Tại sao phải thực thiện" thì câu trả lời là "Vì nó giúp đạt được mục tiêu cơ bản".

  • Mạng lưới Phương tiện - Mục đích: Thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa mục tiêu phương tiện với mục tiêu cơ bản, nó trả lời câu hỏi: làm thế nào để hoàn thành mục tiêu?

Tìm hiểu nội dung: Thiết lập mục tiêu chiến lược

Để xác định được mục tiêu chiến lược hiệu quả; doanh nghiệp cần lựa chọn một mô hình xây dựng chiến lược.

Mặc dù mục tiêu về tài chính và kinh doanh là các mục tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp, có thể coi đó là những mục tiêu cơ bản; nhưng đối với cá nhân, đó chưa hẳn là mục tiêu cơ bản. Ngoài vấn đề tài chính; các cá nhân trong doanh nghiệp còn mong muốn được phát triển bản thân; phát triển đời sống tinh thần....Mặt khác, để đạt được các mục tiêu chiến lược mang tính thách thức cao, doanh nghiệp cần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động học tập và điều chỉnh các quy trình cũng như thúc đẩy mạnh mẽ động lực của nhân viên để hỗ trợ tốt nhất cho việc hoàn thành chiến lược.

Tìm hiểu nội dung: Một cách vận dụng BSC tại doanh nghiệp:

Mục tiêu chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tương lai doanh nghiệp. Sự thành bại của chiến lược phụ thuộc vào sự phù hợp các mục tiêu chiến lược với các yếu tố dẫn dắt cũng như các hoạt động thực thi.

Nội dung liên quan:

  • Vùng ra quyết định chiến lược (Cynefin)
  • Vì sao Học tập - Phát triển thúc đẩy mọi thứ doanh nghiệp cần?
  • Hệ thống mục tiêu chiến lược IBSi
Gửi bình luận: