ĐÃ LÀ DOANH NHÂN - PHẢI BIẾT TỰ HỌC
Hotline: 0342.859.802
TỰ HỌC
TỰ HỌC Là triết lý và phương pháp chúng tôi sử dụng trong tất cả các chương trình
CHỦ ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG Là yêu cầu bắt buộc với mọi tối tượng tham dự chương trình của chúng tôi
ĐỒNG KIẾN TẠO
ĐỒNG KIẾN TẠO Là cách thức chúng tôi xây dựng và phát triển các nội dung của mình
HỆ THỐNG
HỆ THỐNG Sự nhất quán và liên kết chặt chẽ giữa các nội dung là đặc trưng của chúng tôi

Phân tích chiến lược

08/12/2023 | Đăng bởi: BizPub.vn

Phân tích chiến lược được thực hiện xuyên suốt quá trình hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp nắm được bối cảnh cũng như củng cố những căn cứ trước khi đưa ra các quyết định chiến lược. Từ các dữ liệu có được từ hệ thống thông tin chiến lược, thông qua các phương pháp và công cụ phân tích, nhà quản trị có thể rút ra những thông tin rõ ràng hơn cũng như những nhận định, đánh giá hợp lý làm cơ sở cho việc ra các quyết định chiến lược liên quan.

Sai xót trong khâu phân tích chiến lược rất có thể khiến cho doanh nghiệp đưa ra nhận định sai, đánh giá sai về những vấn đề chiến lược, từ đó đưa ra quyết định sai. Để quá trình phân tích chiến lược thực sự đem đến nhiều thông tin hữu ích, cần có các khuôn khổ định hướng phân tích, đó là các phương pháp hoặc khung phân tích. Đối với mỗi khía cạnh của phân tích, doanh nghiệp nên lựa chọn và vận dụng đúng công cụ. Dưới đây là những công cụ phân tích chiến lược được sử dụng rộng rãi và đã phát huy hiệu quả tốt tại các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, chúng tôi trình bày các công cụ theo Logic các bước của quy trình chiến lược.

 

1. Bối cảnh

Trước khi tiến hành các phân tích chuyên sâu, doanh nghiệp cần xác định bối cảnh của phân tích, nơi mà những phân tích được thực hiện và ứng dụng. SOAP là khung xem xét tổng thể bối cảnh của phân tích chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện; giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu của cả quá trình làm chiến lược và các điều kiện ràng buộc của nó. Khung SOAP có thể sử dụng cho các chương trình chiến lược thường kì hoặc bất thường, nó là bức ảnh chụp nhanh về bối cảnh làm chiến lược.

  • Bối cảnh: Trình bày khái quát về bối cảnh diễn ra chương trình chiến lược

  • Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu của chương trình chiến lược cần đạt được: ví dụ: thiết lập chiến lược mới; điều chỉnh chiến lược; những phản ứng chiến lược bất thường....

  • Cách tiếp cận: Trình bày các phương pháp, mô hình, công cụ sử dụng để tiếp cận cho các hoạt động trong chương trình chiến lược

  • Kế hoạch: Kế hoạch tổng thể và chi tiết về chương trình chiến lược

 

2. Phân tích bên ngoài

Phân tích bên ngoài: Là phân tích những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát và sâu sắc về nơi doanh nghiệp đang hoạt động, qua đó doanh nghiệp có thể cảm nhận rõ hơn các tác động môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp để có thể đưa ra những định hướng và chiến lược phù hợp hơn. Có nhiều công cụ phân tích bên ngoài, dưới đây là một số hoạt động và công cụ phân tích được sử dụng để phân tích bên ngoài:

  • PESTEL: Phân tích môi trường vĩ mô 

  • 5 FORCE: Phân tích môi trường ngành

  • Phân tích mạng lưới giá trị ngành

  • Phân tích phân khúc thị trường và phân khúc chiến lược

  • Phân tích nhóm Chiến lược

  • Phân tích nhân tố thành công then chốt

  • SOAR: Phân tích chiến lược của đối thủ

  • Đánh giá sức hấp dẫn của ngành: SCP Model...

 

3. Phân tích khách hàng

Phân tích khách hàng là một hoạt động quan trọng được đề cập đến nhiều trong phạm vi của Marketing. Tuy nhiên, đối với 1 công ty hoạt động theo định hướng chiến lược, việc phân tích khách hàng đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp. Thông tin từ phân tích khách hàng cho doanh nghiệp biết rõ hơn các hành vi, nhu cầu, tiêu chí phân khúc, các giá trị mà doanh nghiệp có thể củng cố để vừa đáp ứng khách hàng, vừa đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Trong cách tiếp cận của B, không có sự phân biệt giữa các chức năng về mặt dữ liệu, chỉ có sự khác nhau về góc độ tiếp cận xử lý dữ liệu để có được thông tin phù hợp. Có 5 khía cạnh cần phân tích trong bước này:

  • JTBD: Việc cần hoàn thành

  • EMPATHY MAPPING: Bản đồ thấu cảm

  • PERSONAS: Chân dung khách hàng

  • CJM: Bản đồ hành trình khách hàng

  • Hồ sơ phân khúc khách hàng

 

4. Phân tích bên trong

Phân tích bên trong (nội bộ) là xem xét và đánh giá một cách khách quan các yếu tố bên trong doanh nghiệp để nắm được những đặc tính hoạt động; cơ chế vận hành; năng lực thực tế và tiềm năng; những điểm mạnh và điểm khác biệt cùng những điểm yếu và hạn chế của doanh nghiệp. Việc này giúp cho doanh nghiệp "biết mình" và đưa ra các mục tiêu và hành động chiến lược phù hợp. Dưới đây là 2 công cụ phổ biến được sử dụng cho phân tích này bên trong:

  • VALUE CHAIN: Phân tích chuỗi giá trị

  • McKensey 7S: 7 nguồn lực

 

 5. Phân tích năng lực & Lợi thế cạnh tranh 

Phân tích bên trong giúp doanh nghiệp đưa ra những đánh giá "về mình" một cách khách quan và chính xác hơn, trong những đánh giá đó, quan trọng nhất là 2 yếu tố: Năng lực và Lợi thế cạnh tranh. Năng lực trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp có những khả năng gì để thực hiện hoạt động kinh doanh? Khả năng đó ở mức nào? Lợi thế cạnh tranh trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp có ưu thế gì giúp để cạnh tranh tốt hơn đối thủ?

Có những năng lực và lợi thế mà doanh nghiệp tự xây dựng hoặc có khả năng chủ động kiểm soát; nhưng cũng có những năng lực và lợi thế đến từ bên ngoài (vay mượn) mà doanh nghiệp không thể kiểm soát một cách chủ động, những điều này ảnh hưởng tới sự bền vững của các năng lực hoặc lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài, cần phải tự xây dựng năng lực và lợi thế cho mình, điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự đánh đổi, nhưng những lợi ích nó đem lại là vô cùng lớn; trên thế giới, các doanh nghiệp hàng đầu nhận thức rõ điều này và luôn luôn quan tâm củng cố năng lực và lợi thế của mình. Người ta thường sử dụng khung VRIN để đánh giá tính bền vững của 1 lợi thế cạnh tranh:

  • VRIN: Đánh giá lợi thế cạnh tranh bền vững (VRIO, VRINE)

 

6. Tổng hợp phân tích

Kết quả của quá trình phân tích chiến lược có thể được tổng hợp để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, kết quả phân tích đó không phải là sự mô tả lại các dữ liệu mà là những thông tin, nhận định và đánh giá hợp lý dựa trên những bằng chứng và lập luận khách quan. Một số công cụ phố biến dưới đây giúp trực quan hóa thông tin để sử dụng trong hoạch định chiến lược:

  • SWOT: Hoạch định chiến lược giản đơn

  • Sơ đồ chiến lược Blue Ocean: Hoạch định chiến lược Đại dương xanh

  • Sơ đồ đổi mới đột phá: Hoạch định chiến lược Đổi mới đột phá

 

Trên đây chỉ là một số công cụ và mô hình thông dụng sử dụng trong quá trình phân tích và hoạch định chiến lược. Mỗi công cụ có 1 số thế mạnh riêng nhưng cũng có những điểm hạn chế. Việc lựa chọn công cụ, mô hình phân tích phù hợp phụ thuộc đặc thù lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và mục tiêu của quá trình phân tích chiến lược.

Gửi bình luận: