Làm chiến lược kinh doanh thế nào hiệu quả?
20/09/2023 |Chiến lược kinh doanh là cầu nối giữa tầm nhìn sứ mệnh và những mong muốn lớn của doanh nghiệp với thực tiễn. Nếu như tầm nhìn, sứ mệnh là những cô nàng sexy tạo nên khao khát và cảm xúc mạnh, thì chiến lược kinh doanh là những suy nghĩ và hành động rất lý trí để chinh phục được cô nàng đó. Nhà quản trị thường nhầm lẫn giữa chiến lược và các kế hoạch kinh doanh thông thường nên chưa đánh giá đúng vai trò của chiến lược kinh doanh trong việc xác định hướng đi và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn dù thành công đến mấy cũng không đóng góp đáng kể để tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thậm chí nó có thể triệt tiêu các năng lực quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn theo nhiều cách khác nhau.
Tưởng tượng, bạn đang điều khiển 1 con thuyền lênh đênh trên biển, nếu không có la bàn dẫn hướng hoặc không định rõ nơi mình muốn đến, dù bạn có là người tài tình ứng phó với những con sóng dữ trước mắt thì nơi bạn thấy phía xa cũng chỉ là một đường chân trời không bao giờ đến được, bạn sẽ kiệt sức vì điều đó. Chiến lược sẽ giúp bạn thấy rõ đích đến và con đường để tới đích thông minh nhất.
Chiến lược không phải là một bản kế hoạch với những điều mà bạn mong muốn có được, nó còn bao gồm cả quá trình thực thi gian khổ phía sau!
Bạn cho rằng toàn bộ nhân viên sẽ hiểu về những gì bạn muốn làm cho công ty? Sự thật, 10 nhân viên của bạn sẽ hiểu theo 10 cách khác nhau, thậm chí đối ngược nhau. Những cuộc họp ngắn ngủi của nhóm lãnh đạo cấp cao để quyết định những mục tiêu quan trọng về tài chính của doanh nghiệp rồi đẩy nó về cho nhân viên thực thi sẽ không bao giờ đem lại kết quả như những gì bạn mong muốn.
Mặc dù lãnh đạo là người quyết định cuối cùng về những thứ quan trọng của doanh nghiệp, nhưng nhân viên mới là người thực hiện nó. Họ cần thấy điều đó có cảm xúc và ý nghĩa; quan trọng hơn, họ muốn cảm thấy những quyết định đó có sự tham gia của họ, dù thực tế có thể không như vậy. Nếu bạn tạo cho họ cảm giác rằng đó là thứ chỉ mình bạn (hoặc nhóm lãnh đạo) muốn và cố gắng thúc đẩy họ làm, họ sẽ làm với 1 tâm thế của người ngoài cuộc, người mệt mỏi cuối cùng sẽ chính là bạn.
Các doanh nghiệp lớn trên thế giới thường có chương trình làm chiến lược rất công phu và bài bản. Họ có timeline rất rõ ràng cho các hoạt động; thông tin đầu vào được nghiên cứu kĩ lưỡng và kết quả đầu ra của những chương trình đó là những chiến lược và kế hoạch kinh doanh rất rõ ràng, được nhân sự toàn doanh nghiệp hiểu theo cùng 1 cách. Những chiến lược đó được triển khai một cách chủ động, thuận lợi và đạt hiệu quả rất lớn. Họ sẵn sàng giành ra nhiều thời gian và tiền bạc để trao đổi, bàn bạc kĩ lưỡng về những điều thực sự quan trọng với tương lai doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn cũng đã phần nào ý thức được vai trò quan trọng của việc kinh doanh theo định hướng chiến lược thông qua kết hợp các mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu chiến lược dài hạn. Điển hình như FPT với các chương trình làm chiến lược được triển khai có hệ thống, đồng bộ từ trên xuống dưới tại hầu hết các đơn vị trực thuộc. Điều đó giúp họ thực hiện rất hiệu quả những mục tiêu mong muốn của mình.
Mặc dù có một số doanh nghiệp tiến bộ của Việt Nam làm chiến lược khá bài bản và hiệu quả, nhưng phần lớn doanh nghiệp khác không thực sự hiểu cách làm chiến lược, điều đó thể hiện rõ khi họ không có một tuyên bố tầm nhìn có ý nghĩa, cũng như không xác định được sứ mệnh và giá trị cốt lõi một cách rõ ràng; họ chỉ dựng nó lên để "trưng bày" chứ không muốn và cũng không biết cách sử dụng, điều này đôi khi tạo ra phản ứng ngược rất nguy hiểm cho văn hóa doanh nghiệp.
Để có một chương trình chiến lược hiệu quả, bản thân bạn cần là người thực sự hiểu về chiến lược và vai trò của chiến lược đối với doanh nghiệp. Bạn không hiểu thì không thể biết cách làm đúng, càng không thể truyền tải cách làm đúng cho nhân viên. Việc bạn cứ cố làm trong khi không hiểu rõ bản chất chỉ làm cho cái sai được nhân bản, vấn đề chồng lên vấn đề, sai lại càng sai.
Làm chiến lược đòi hỏi một cách tiếp cận rõ ràng từ những yếu tố nền tảng tới các phương pháp và công cụ hỗ trợ, các chương trình làm chiến lược cũng cần phải được tích hợp như một phần không thể tách rời khỏi văn hóa doanh nghiệp.
Dưới đây là một số bước chính trong quá trình làm chiến lược, được chúng tôi chắt lọc và đúc rút qua quá trình nghiên cứu và tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp:
Bước 1: Tổng hợp thông tin & phân tích chiến lược
Bước 2: Rà soát: Triết lý - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi - Năng lực cốt lõi
Bước 3: Phát triển Tầm nhìn, Mục tiêu tổng quát, Giá trị khao khát và Năng lực cần có
Bước 4: Phát triển sáng kiến chiến lược; Phân tích, lựa chọn con đường chiến lược dựa trên các gợi ý chiến lược dưới đây:
- Chiến lược Cạnh tranh
- Chiến lược Đổi mới sáng tạo
- Chiến lược Lấy nhân viên làm trung tâ
- Chiến lược Cứng rắn - Chơi để giành chiến thắng
Bước 5: Xác định mục tiêu chiến lược theo khung IBSi
Bước 6: Chính thức hóa (Phê duyệt Document, Truyền thông...) kế hoạch triển khai các cấp
Bước 7: Thực hiện chiến lược
Bước 8: Review và điều chỉnh chiến lược
Mặc dù các bước khá rõ ràng, nhưng 90% các doanh nghiệp vẫn thất bại trong quá trình làm chiến lược, chủ yếu là những sai lầm trong khâu thực thi khiến cho toàn bộ nỗ lực bị đổ bể.
Để nhận ra những trở ngại cũng như hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm chiến lược, chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển bộ khóa học dành riêng cho hoạt động làm chiến lược tại doanh nghiệp Việt Nam. Trong khóa học này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận hệ thống để kết nối những phương pháp luận về xây dựng chiến lược được các nhà quản trị và doanh nghiệp hàng đầu thế giới áp dụng như Các chiến lược cạnh tranh, Mô hình chiến lược Đại dương xanh; Chiến lược đổi mới sáng tạo và cả những chiến lược cứng rắn giúp triệt hạ đối thủ; chúng tôi cũng nghiên cứu kĩ lưỡng quá trình triển khai chiến lược thông qua các cách tiếp cận của BSC, Hosin Kanzi, OKR...để xây dựng một hệ thống phương pháp luận làm chiến lược thực sự phù hợp với bối cảnh và thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.
- Đầy đủ nội dung về chủ đề quản trị chiến lược được chúng tôi xây dựng tại đây.
- Bên cạnh đó, chúng tôi đã thiết kế một chương trình đào tạo kết hợp tư vấn đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai làm chiến lược một cách bài bản với đầy đủ phương pháp luận và công cụ hỗ trợ giúp nhà lãnh đạo thông suốt mọi ngóc ngách trong hành trình làm chiến lược kinh doanh. Chương trình được triển khai theo phương pháp tự học có sự hướng dẫn diễn ra trong suốt 1 chu kì chiến lược 3 tháng. Kết thúc chương trình, người tham dự có thể sở hữu một nền tảng nhận thức đầy đủ chuyên sâu về chiến lược kinh doanh và các mô hình, phương pháp, công cụ, công nghệ giúp triển khai hiệu quả 1 chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình.